Sunday, November 17, 2013

CÁCH ĂN GẠO LỨT – MUỐI MÈ GIẢM CÂN và Ăn như thế nào cho đúng?


Gạo lứt – muối mè từ lâu đã được biết đến như một “phương pháp thực dưỡng” bởi công dụng chữa bệnh và làm đẹp của nó. Ăn gạo lứt – muối mè có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, bổ thận và làm tinh thần sảng khoái.
Tác dụng giảm cân của gạo lứt:
Gạo lứt có tác dụng giảm cân vì nó chứa các chất dinh dưỡng làm giảm khả năng thèm ăn của cơ thể và giúp ta kiểm soát cân nặng vì:
- Chất anpha lipoic acid có trong gạo lứt tham gia vào quá trình chuyển hóa hydratcarbon và chất béo, đào thải lượng mỡ thừa một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Ngoài ra, thực đơn giảm cân từ gạo lứt muối mè cũng rất giàu chất khoáng magiê tự nhiên, cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu cho các hoạt động thường ngày. Bạn sẽ không lo bị mất sức, chóng mặt hay mệt mỏi như các loại thực phẩm giảm cân khác.
Cách thực hiện:
Bước 1: Nấu gạo lứt
– Ngâm gạo lức trong nước ấm khoảng 3 giờ.
– Sau đó cho gạo, nước ngâm gạo, một lượng muối vừa đủ vào nồi đất, khuấy đều.
– Đậy nắp kín, nấu sôi khoảng 15 phút, hạ lửa nhỏ trong khoảng thời gian 90 phút thì cơm chín.
Bước 2: Làm muối mè:
Hạt mè rang nhỏ lửa, chín vàng, sau đó bỏ muối (muối tự nhiên từ nước biển) tùy theo độ mặn bạn thích. Rang đến khi muối khô là được. Bạn có thể giã hơi nát để ăn.
Gạo lứt sau khi nấu sẽ được ăn với muối mè
Gạo lứt sau khi nấu sẽ được ăn với muối mè
Bước 3: thực đơn giảm cân hàng ngày hữu hiệu.
– Mỗi ngày ăn 3 chén gạo lứt muối mè
– Nhai chậm và thật nhuyễn khi ăn
– Sau khi ăn cơm khoảng 15 phút bạn mới nên uống nước, không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, chỉ nên uống nước ấm
Chú ý: Để thực đơn giảm cân này đạt hiệu quả cao, bạn nên hạn chế uống nước, chỉ nên uống khi khát.
Thử kiểm tra kết quả sau một tuần: bạn có thể cân trong lượng cơ thể, trong vòng 1 tuần, cơ thể bạn sẽ lọc và thay máu, lúc đó bạn có thể giảm 1 tuần từ 2-3kg.
Gaophuongnam.vn
Gaophuongnam.wordpress.com
Kính chúc quí khách và đọc giả có thêm những kiến thức bổ ích và thú vị để tận hưởng cuộc sống một cách đầy giá trị.
Người viết: Phan Thành Hiếu


Wednesday, November 13, 2013

Phân tích SWOT cá nhân

Phân tích SWOT cá nhân

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”
“ Cơ hội chỉ đến với những tư tưởng có chuẩn bị.”
– Loius Pasteur
Trong cuộc sống, ai biết cách tận dụng thế mạnh và tài năng của mình thì sẽ dễ dàng đạt được thành công cũng như gặp ít khó khăn hơn nếu nhận biết được điểm yếu và kiểm soát chúng.
Nhưng làm sao để biết đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu? Làm sao phân tích cơ hội và nguy cơ. Đó là lúc bạn cần dùng tới kỹ thuật phân tích SWOT.
SWOT có một sức mạnh đặc biệt giúp bạn khám phá cơ hội tiềm ẩn, thấu hiểu điểm yếu để từ đó kiểm soát và loại trừ những nguy cơ làm tổn thương tới khả thăng tiến.

SWOT Phân tích SWOT cá nhân

Làm sao sử dụng công cụ này?

Để thực hiện một bản phân tích SWOT, hãy in mẫu biểu ra và trả lời câu hỏi trong 4 lĩnh vực sau.
• Điểm mạnh
  • Ưu điểm nào chỉ bạn mới có? (ví dụ: kỹ năng, bằng cấp, giáo dục hoặc các mối quan hệ)?
  • Việc nào bạn có thể làm tốt hơn người khác?
  • Bạn đang sở hữu những mối quan hệ cá nhân nào?
  • Đâu là những điểm mạnh được người khác công nhận (cụ thể là sếp của bạn)?
  • Bạn tự hào nhất về thành công nào của mình?
  • Giá trị nào không ai có ngoài bạn ra?
  • Bạn có những mối quan hệ cá nhân khiến người khác phải thèm muốn? Nếu có, mức độ thân thiết tới đâu?
Cân nhắc từng câu trả lời trên quan điểm của bạn và của mọi người xung quanh. Nhớ đừng quá khiếm tốn hay rụt rè mà phải thật sự khách quan thì đánh giá mới chính xác.
Nếu thấy khó chỉ ra điểm mạnh ngay lập tức, hãy liệt kê hết tất cả tính cách của bạn và tìm xem điểm mạnh của mình đang nằm ở đâu. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm cách nhận biết điểm mạnh trong bài viết khác của chúng tôi: Your Reflected Best Self™”.

Gợi ý:

Hãy thử phân tích những điểm mạnh của mình trong mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ví dụ, nếu bạn là một nhà toán học giỏi nhưng những người xung quanh cũng giỏi ko kém, thì đó không được xem là thế mạnh mà chỉ là một trong những điều đầu tiên để gia nhập nhóm.
• Điểm yếu
  • Đâu là công việc bạn hay trốn tránh vì không tự tin mình có thể làm tốt?
  • Mọi người nhận xét đâu là điểm yếu của bạn?
  • Bạn có hoàn toàn tự tin về trình độ và kỹ năng làm việc của bạn không? Nếu không, đâu là điểm yếu nhất của bạn?
  • Đâu là thói quen xấu của bạn trong công việc? (ví dụ, bạn thường hay trễ giờ, làm việc không có kế hoạch, nóng tính, thiếu khả năng kiểm soát căng thẳng)
  • Tính cách nào khiến bạn đi lùi trong công việc? Ví dụ, sợ nói trước đám đống sẽ là cản lực lớn nếu bạn phải tổ chức các cuộc họp định kì.
Nhớ nhận xét những yếu điểm đó từ góc nhìn của bản thân và của người ngoài cuộc. Điểm yếu nào bị mọi người nhìn ra mà bạn lại không thấy? Đồng nghiệp có liên tục qua mặt bạn trong những lĩnh vực quan trọng không? Tốt nhất là hãy chấp nhận thực tế và đối mặt sự thật càng sớm càng tốt.
• Cơ hội
  • Kỷ nguyên công nghệ mới giúp gì được cho bạn? Bạn có nhận được sự giúp đỡ từ người khác qua Internet không?
  • Ngành của bạn có đang tăng trưởng không? Nếu có, bạn có thể tận dụng được điều gì từ thị trường hiện tại?
  • Bạn cómối quan hệ đối tác chiến lược nào để giúp đỡ khi cần thiết không?
  • Bạn nhận thấy công ty đang có xu hướng ra sao? Làm sao để tận dụng cơ hội đó?
  • Đối thủ của bạn có thất bại khi giải quyết một vấn đề quan trọng nào không? Nếu có, liệu bạn có thể tận dụng sai lầm đó để làm tốt hơn không?
  • Công ty hoặc thị trường đang cần gì mà chưa ai đáp ứng được?
  • Khách hàng và đối tác có phàn nàn gì về công ty không? Nếu có, liệu bạn có giải pháp không?
Hãy thử tìm kiếm cơ hội bằng một trong những cách sau:
  • Tham gia các buổi gặp gỡ xã giao, lớp học, hội thảo
  • Đảm nhiệm một vài dự án khi đồng nghiệp đi nghỉ phép dài hạn.
  • Cố gắng học thêm một vài kỹ năng mới như nói chuyện trước công chúng hoặc quan hệ quốc tế khi được giao một dự án mới hoặc một vai trò mới
  • Tận dụng kỹ năng đặc biệt của mình (thông thạo ngoại ngữ chẳng hạn) để tỏa sáng khi công ty mở rộng hoặc sáp nhập.
Quan trọng là bạn phải có khả năng nhận ra và tận dụng điểm mạnh cũng như nhận biết và hạn chế điểm yếu để nắm bắt cơ hội trong tầm tay.
• Nguy cơ
  • Bạn đang phải đối mặt với khó khăn gì trong công việc?
  • Bạn có đang bị đồng nghiệp cạnh tranh về chức vụ hoặc dự án nào không?
  • Liệu công việc (hoặc yêu cầu công việc) của bạn có bị thay đổi không?
  • Công nghệ thay đổi có đe dọa tới vị trí của bạn?
  • Yếu điểm nào có thể dẫn bạn tới nguy cơ?
Có thể nói, SWOT chính là công cụ giúp bạn quyết định nên làm gì để tận dụng cơ hội và giải quyết rắc rối.
Ví dụ về phân tích SWOT
Lý thuyết là vậy. Còn trên thực tế, một bản đánh giá SWOT sẽ như thế nào? Cùng tham khảo bản phân tích SWOT của Ngân, một giám đốc quảng cáo nhé.
• Điểm mạnh
  • Tôi rất sáng tạo. Khách hàng rất thích cách tiếp cận mới của tôi về thương hiệu.
  • Tôi giao tiếp tốt cả với khách hàng và đồng nghiệp.
  • Tôi có thể đặt các câu hỏi quyết định để tìm ra một cách tiếp thị đúng đắn
  • Tôi luôn cố gắng hết sức vì thành công của thương hiệu.
• Điểm yếu
  • Tôi luôn ép mình và mọi người phải làm việc thật nhanh. Tôi thích gạch bỏ từng công việc ra khỏi “Bản ưu tiên công việc” càng nhanh càng tốt. Do chạy theo số lượng nên đôi khi chất lượng công việc của tôi không suôn sẻ.
  • Chính đòi hỏi đó khiến tôi luôn rơi vào căng thẳng, đặc biệt khi có quá nhiều việc phải làm.
  • Tôi hồi hộp khi trình bày ý tưởng với khách hàng. Tôi sợ nói chuyện trước mọi người tới nỗi nhiều khi chẳng còn hứng thú gì với việc thuyết trình nữa.
• Cơ hội
  • Một đối thủ cạnh tranh lớn của công ty đã gây ra tai tiếng vì cư xử không hay với các khách hàng nhỏ hơn.
  • Tôi sẽ tham gia một hội thảo lớn về tiếp thị vào tháng tới. Tôi có thể tìm kiếm các mối quan hệ mới và được tham dự vào một vài khóa huấn luyện hay ho.
  • Giám đốc mỹ thuật của phòng sáng tạo sẽ nghỉ thai sản sớm. Tôi có thể tận dụng cơ hội tuyệt vời này đảm nhiệm thêm một vài nhiệm vụ của cô ấy.
• Nguy cơ
  • Sang là một diễn giả hùng hồn đang cạnh tranh với tôi ở vị trí giám đốc mỹ thuật.
  • Do sự thiếu hụt nhân viên trong thời gian gần đây, tôi thường xuyên bị quá tải khiến khả năng sáng tạo bị giảm sút.
  • Ngành tiếp thị đang tăng trưởng chậm. Nhiều công ty đã cho nhân viên nghỉ việc và công ty cũng đang xem xét cắt giảm nhân sự.
Dựa trên kết quả phân tích này, Ngân đã táo bạo tiếp cận Sang để thảo luận về chuyện giám đốc nghệ thuật. Ngân đề nghị rằng cả cô và Sang sẽ cùng nhau thực hiện công việc đó trên cơ sở tận dụng điểm mạnh của mỗi người. Thật ngạc nhiên là Sang cũng thích ý tưởng đó. Sang biết mình có khả năng diễn thuyết rất tốt, nhưng anh cũng thừa nhận ý tưởng sáng tạo của Ngân thật sự rất tuyệt vời.
Bằng cách cùng nhau cộng tác, Ngân và Sang có thể khiến khách hàng nhỏ cảm thấy thỏa mãn về dịch vụ của công ty và giúp họ khai thác tối đa điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Điểm cốt lõi:

Tóm lại, ma trận SWOT là một lược đồ hiệu quả để phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cũng như chỉ ra cơ hội và nguy cơ mà bạn đang đối mặt. Từ đó giúp bạn tập trung phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu để tận dụng cơ hội một cách tốt nhất.
15 phút sưu tầm và biên tập


ĐÁNH GIÁ NGHỀ NGHIỆP VỚI PHÂN TÍCH SWOT

1101
Bạn đọc thích bài này
Phân tích SWOT giúp bạn phát huy tất cả tài năng và tận dụng mọi cơ hội đến với bạn trên con đường nghề nghiệp. SWOT là viết tắt của 4 chữ Strength (Thế mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội) và Threat (Thách thức). Bạn chỉ có thể thành công với công việc mà bạn có thể tận dụng tối đa thế mạnh bản thân. Tương tự, khi biết rõ điểm yếu của mình, bạn có thể chủ động không để chúng ảnh hưởng đến công việc.
SWOT còn giúp bạn khám phá ra những cơ hội tiềm ẩn giúp bạn tiến nhanh đến thành công nhưng cũng không lơ là những thách thức cản trở sự phát triển của bạn. Còn chần chừ gì mà không cầm bút lên và làm ngay bài phân tích SWOT của mình.
Strength - Điểm mạnh
• Thế mạnh nào chỉ riêng bạn có còn những người khác thì không? (ví dụ về kĩ năng, bằng cấp, học vấn hoặc các mối quan hệ)
• Bạn làm việc gì tốt hơn những người khác?
• Bạn có thể đạt được những năng lực cá nhân nào?
• Đâu là những điểm mạnh mà mọi người (kể cả sếp) nhận thấy ở bạn?Đánh giá nghề nghiệp với phân tích SWOT
• Bạn tự hào nhất về những thành tích nào của mình?
• Những giá trị nào bạn tin rẳng những người khác không thể hiện được?
• Bạn có phải là một phần của một hệ thống mà không ai khác được tham gia vào? Nếu thế, mối liên hệ giữa bạn với những người có ảnh hưởng là gì?
Hãy tự đánh giá bản thân dựa trên quan điểm của bạn và của những người xung quanh. Đừng tỏ ra khiêm tốn hay e dè – hãy thật khách quan.
Và nếu bạn gặp khó khăn khi phân tích điểm mạnh, hãy liệt kê một loạt những cá tính của bạn. Rất có khả năng một vài tính cách này chính là ưu điểm mà bạn chưa nhận ra.
Bí quyết:
Bạn nên xem xét điểm mạnh của mình trong mối tương quan với những người xung quanh. Ví dụ, nếu bạn là một nhà toán học có tài trong khi quanh bạn đều là những người cực kỳ giỏi toán, thì đây không hẳn là một thế mạnh cho vị trí hiện tại của bạn. Trên thực tế, đó có thể là một điều kiện cần để bạn tồn tại.
Weakness - Điểm yếu
• Những việc nào bạn thường xuyên phải từ chối vì không đủ tự tin để thực hiện?
• Đâu là những điểm yếu mà những người xung quanh sẽ đánh giá về bạn?
• Bạn có hoàn toàn tự tin với trình độ học vấn và các kĩ năng của mình? Nếu không, nhược điểm lớn nhất của bạn nằm ở đâu?
• Những thói quen không tốt trong công việc của bạn là gì? (ví dụ: bạn hay đi trễ, bạn nóng vội hoặc bạn kiểm soát stress rất tệ)
• Những tính cách nào cản trở bạn trong công việc? Lấy ví dụ, nếu công việc đòi hỏi bạn phải tiến hành các cuộc họp một cách thường xuyên, nỗi sợ hãi phải nói chuyện trước đám đông sẽ là một nhược điểm rất lớn.
Một lần nữa, hãy đánh giá điểm yếu của mình theo hướng chủ quan lẫn khách quan. Có những nhược điểm nào mà mọi người đều thấy ở bạn, chỉ riêng bạn là không? Có phải đồng nghiệp luôn thể hiện khả năng vượt trội hơn bạn trong những lĩnh vực quan trọng? Hãy suy nghĩ thực tế - đối mặt với sự thật không dễ chịu này càng sớm càng tốt là cách hay nhất bạn nên làm.
Opportunity - Cơ hội
• Những công nghệ mới nào có thể hỗ trợ bạn? Bạn có thể tìm được sự giúp đỡ từ người khác nhờ Internet không?
• Ngành nghề của bạn có đang phát triển không? Nếu có, bạn sẽ tận dụng cơ hội từ thị trường hiện tại bằng cách nào?
• Bạn có xây dựng cho mình một mạng lưới những đầu mối liên lạc chiến lược – những người có thể trợ giúp bạn hoặc cho bạn những lời khuyên hữu ích?
• Trong công ty bạn hiện đang có những xu hướng nào (về quản lý hoặc những lĩnh vực khác), và bạn có thể tận dụng cơ hội từ chúng không?
• Có đối thủ nào của bạn vừa thất bại trong một nhiệm vụ quan trọng nào đó? Nếu thế, bạn có tận dụng được cơ hội từ sai lầm của họ không?
• Trong công ty hay trong lĩnh vực mà bạn đang làm việc, có nhu cầu nào đó phát sinh nhưng chưa ai có thể đáp ứng không?
• Khách hàng có điều gì than phiền về công ty của bạn không? Nếu có, liệu bạn có thể tự tạo cho mình một cơ hội bằng cách đề ra một giải pháp?
Bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội hữu ích trong những trường hợp sau:
• Những sự kiện giao lưu cộng đồng, các lớp học hay những buổi hội thảo.
• Một đồng nghiệp nghỉ phép dài hạn. Bạn có thể đảm nhiệm một vài dự án của anh ấy để lấy thêm kinh nghiệm chứ?
• Một vai trò hoặc một dự án mới bắt buộc bạn học thêm những kỹ năng mới, chẳng hạn nói chuyện trước công chúng hay quan hệ quốc tế.
• Công ty mở rộng quy mô hoặc sáp nhập. Bạn có kĩ năng đặc biệt nào (ngoại ngữ chẳng hạn) có thể giúp ích cho quá trình này?
Điều quan trọng là bạn đánh giá đúng mức những ưu điểm và nhược điểm của mình, và tự hỏi liệu việc phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm có mở ra cho bạn thêm nhiều cơ hội mới hay không.
Threat – Thách thức
• Những trở ngại nào trong công việc mà bạn đang phải đương đầu?
• Có đồng nghiệp nào đang cạnh tranh với bạn về dự án hay vị trí trong công việc không?
• Công việc của bạn (hay nhu cầu thị trường đối với công việc của bạn) có thay đổi không?
• Sự thay đổi công nghệ có đe dọa vị trí hiện tại của bạn không?
• Có điểm yếu nào của bạn có khả năng dẫn đến nguy cơ không?
Hãy đọc lại phân tích SWOT của mình để có những điều chỉnh hay thay đổi tích cực cho công việc hiện tại. Nếu bạn nhận ra rằng, công việc hiện tại không phát huy tối đa thế mạnh của mình, hãy nhìn sang phần cơ hội, có cơ hội nào để bạn thay đổi? Nếu không, hãy mạnh dạn tìm một công việc mới, giúp bạn thành công hơn!
                                                                                                                                  Lược dịch từ Mindtools