Friday, November 1, 2013

Kỹ năng thông tin

15phut.vn

Những kĩ thuật được nói đến là:

SQ3R

SQ3R SQ3RTăng khả năng ghi nhớ và lưu trữ thông tin

SQR3 là một kĩ thuật vô cũng hữu ích cho việc tiếp thu đầy đủ thông tin trong văn bản. Nó giúp bạn hình thành một dàn ý thích hợp để bạn có thể sắp xếp các dữ liệu vào đó một cách chính xác, giúp bạn thiết lập được các mục tiêu nghiên cứu, học tập của mình. Và nó còn nhắc nhở bạn sử dụng các kĩ thuật duyệt lại nhằm khắc sâu kiến thức vào tâm trí cùa mình.
Sử dụng kĩ thuật SQ3R để đọc tài liệu hiệu quả hơn, bạn có thể tận dụng được tối đa hiệu quả từ thời gian đọc của mình.

Vậy làm thế nào để sử dụng công cụ này:

Các từ SQ3R là viết tắt của 5 kĩ thuật liên tiếp nhau mà bạn sẽ dùng để đọc 1 cuốn sách:
  • Nhìn tổng quát:
Nhìn tổng quát qua tài liệu: đọc lướt qua nội dung, phần giới thiệu, giới thiệu các chương và tóm tắt các chương để nắm được thông tin cơ bản của cả tài liệu. Cho đánh giá dù nó có giúp gì cho bạn hay không. Nếu nó không cung cấp cho bạn thông tin mà bạn muốn thì hãy bỏ qua.
  • Đặt câu hỏi:
Ghi chú lại bất kì câu hỏi nào mà bạn nghĩ đến hoặc bạn quan tâm đặc biệt đến nó sau khi đọc tổng quát. Có thể đọc lướt lại nếu bạn thấy có chỗ nào đáng lưu ý. Những câu hỏi này gần như được xem là những mục tiêu nghiên cứu của bạn – việc trả lời các câu hỏi đó sẽ giúp bạn sắp xếp được cấu trúc thông tin trong đầu mình.
  • Đọc:
Bây giờ là đọc tài liệu. Đọc một cách chi tiết những phần mà bạn thấy nó hữu ích. Hãy hiểu cặn kẽ tất cả các vấn đề có liên quan. Có khi bạn sẽ phải đọc thật chậm, đây là trường hợp ngoại lệ nếu thông tin quá nhiều và phức tạp. Trong khi đọc, nó có thể giúp bạn vẽ ra bản đồ tư duy trong đầu mình.
  • Nhớ lại:
Một khi bạn đã đọc các phần mà bạn thấy thích hợp trong tài liệu, hãy nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần về chúng. Lọc ra những dữ liệu cốt lõi hay các tiến trình cần thiết đằng sau chủ đề, và sau đó xem các thông tin khác liên quan đến chúng như thế nào.
  • Duyệt lại:
Một khi bạn đã nhớ đi nhớ lại trăn trở với những thông tin đó, bạn có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo là duyệt lại nó. Bạn có thể duyệt lại bằng cách đọc lại tài liệu, mở rộng thêm các ghi chú của mình hay thảo luận với các đồng nghiệp. Việc duyệt lại thông tin thực sự đã hiệu quả khi bạn có thể truyền đạt các thông tin đó lại cho người khác!

Điểm cốt lõi:

SQ3R là một kĩ thuật cực kì hữu hiệu tận dụng được tối đa hiệu quả từ thời gian đọc của bạn. Nó giúp bạn sắp xếp hợp lí cấu trúc của chủ đề trong đầu mình. SQ3R cũng giúp bạn thiết lập các mục tiêu nghiên cứu học tập của mình và lọc ra các thông tin quan trọng từ những dữ liệu khác nhau.
SQ3R là 5 kĩ thuật đọc trong 1 .Các kĩ thuật được sử dụng theo trình tự:
1. Nhìn tổng quan
2. Đặt câu hỏi
3. Đọc
4. Nhớ lại
5. Duyệt lại
Nếu sử dụng SQ3R, chắc chắn bạn sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả thời gian học tập của mình.
Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ nghiên cứu một chủ đề mà nó luôn là câu hỏi của mọi người : “Đọc nhanh hơn – tiếp thu nhiều hơn”. Để đọc bài này, hãy nhấp vào “Next article” bên dưới.
15 phút sưu tầm và biên tập

Phong cách học tập

Học hiệu quả hơn khi hiểu rõ sở thích học tập

Bạn đã bao giờ thất bại trong việc nắm bắt ý tưởng của một môn học cực kì đơn giản? Bạn đã từng thấy một học sinh xuất sắc cũng dễ dàng bối rối trước những kiến thức không lấy gì làm quá khó?
Trả lời có nghĩa là bạn đã phần nào nhận thấy sự mâu thuẫn giữa các cách học khác nhau rồi. Theo đó, chính sự khác biệt về phong cách sẽ gây bối rối cho mọi người và đôi khi còn khiến quá trình giao tiếp bị sụp đổ.
Một khi đã xác định sở thích học tập của bản thân, bạn có thể mở rộng lối học ấy để học theo nhiều cách khác nhau chứ không chỉ bó gọn trong lối học mình ưa thích.
Ngoài ra khi hiểu được phong cách học tập, bạn có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho mọi người cùng học hỏi từ mình chứ không riêng gì cho những người sử dụng phương pháp của mình.

Chỉ số phong cách học của Felder và Silverman

Một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi nhất về phong cách học tập là chỉ số phong cách học tập do Richard Felder và Linda Silverman phát triển vào cuối những năm 80. Theo mô hình này (đã được Felder sửa đổi vào năm 2002), có tất cả bốn kích thước học tập tương đương với 4 đoạn thẳng. Trong đó mỗi đoạn thẳng sẽ có 2 đầu, mỗi đầu tượng trưng cho một sở thích học tập đối lập với nhau.
Bảng 1: Chỉ số phương pháp học tập
Cảm giácimage001 Phong cách học tập Trực giác
Người học quan tâm đếnthông tin cụ thể, thiết thực và mang tính quy trình. Họ thích tìm ra sự thật.Người học quan tâm đến khái niệm, sự sáng tạo, và lý thuyết. Họ thích tìm ra ý nghĩa.
Hình ảnhimage001 Phong cách học tập Lời nói
Người học thích đồ thị, hình ảnh, và sơ đồ. Họ tìm kiếm những đại diện trực quan của thông tin.Người học muốn nghe hoặc đọc thông tin. Họ tìm kiếm giải thích bằng ngôn từ.
Trực tiếpimage001 Phong cách học tập Gián tiếp
Người học thích thao tác với các đối tượng, làm thí nghiệm vật lý, và học hỏi bằng cách làm thử. Họ thích làm việc theo nhóm để tìm ra vấn đề.Người học thích suy ngẫm về những điều đã được thông qua để đánh giá lựa chọn và học bằng cách phân tích. Họ thíchtự mìnhtìm ra vấn đề.
Tuần tựimage001 Phong cách học tập Tổng thể
Người học thích thông tin trình bày theo chuỗi và theo trật tự. Họ sắp xếp các chi tiết lại với nhau để nhìn ra bức tranh tổng thể.Người học muốn có một phương pháp tiếp cận toàn diện và có hệ thống. Đầu tiên, họ nhìn thấy được bức tranh tổng thể và sau đó điền vào các chi tiết.
Một khi biết được sở thích của mình thuộc xu hướng nào, bạn có thể bắt đầu mở rộng và phát triển một phương pháp tiếpcận học tập cân bằng hơn. Từ đó không chỉ nâng cao hiệu quả học tập mà còn mở ra nhiều con đường tiếp cận thế giới.
Trọng tâm của mô hình này nằm ở sự cân bằng, theo đó bạn không nên đẩy sở thích học tập của mình thiên hẳn về cực nào cả. Nếu làm vậy, bạn sẽ tự hạn chế khả năng tiếp nhận thông tin mới và thấu hiểu thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Lời khuyên:

Bài viết này chỉ mô tả một phương pháp tiếp cận hữu ích về phong cách học tập. Nếu muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể tìm đọc bài viết của David Kolb, của Peter Honey và Alan Mumford trên 4MAT.

Sử dụng chỉ số Phong Cách Học Tập

Bạn có thể sử dụng các chỉ số phong cách học tập để phát triển kỹ năng học tập đồng thời trau dồi và tạo ra kinh nghiệm học tập hoàn chỉnh cho người khác.

I) Phát triển kỹ năng học tập

Bước 1:
Xác định sở thích học tập cho mỗi mô hình học tập. Đọc kỹ phần giải thích cho từng sở thích và chọn ra mô hình phù hợp nhất phản ánh phong cách của bạn. Ngoài ra, sử dụng bảng câu hỏi về chỉ số phong cách học tập tại: http://www.engr.ncsu.edu/learningstyles/ilsweb.html.
Bước 2:
Phân tích kết quả và xác định mô hình bạn cảm thấy “mất cân bằng” khi ưa thích đặc biệt phong cách này nhưng lại không thích phong cách kia.
Bước 3:
Đối với mỗi lĩnh vực mất cân bằng, sử dụng thông tin ở phần số 2 để nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực bạn cần phát triển.

Bảng 2: Phong cách học tập cân bằng

Người học bằng cảm giác- nếu dựa quá nhiều vào cảm giác, bạn có xu hướng thích những gì quen thuộc và tập trung vào những sự kiện đã biết thay vì sáng tạo và thích ứng với tình huống mới. Bạn nên tìm kiếm cơ hội để hiểu lý thuyết và sau đó vận dụng vào thực tế để ủng hộ hoặc phủ định những lý thuyết này.
Người học bằng trực giác- nếu dựa quá nhiều vào trực giác, bạn có nguy cơ bỏ sót những chi tiết quan trọng dẫn tới sai lầm trong quyết định và xử lý vấn đề. Bạn nên ép bản thân tìm hiểu thêm về sự kiện hoặc ghi nhớ thông tin để bảo vệ hoặc chỉ trích chính lý thuyết hoặc quy trình đó. Bạn cũng cần “giảm tốc độ” và xem xét kỹ từng chi tiết thường bị lướt qua.
Người học bằng hình ảnh – Nếu chỉ tập trung vào thông tin hình ảnh hoặc đồ họa, bạn đã tự đặt mình vào thế bất lợi vì thông tin bằng lời nói và chữ viết vẫn là lựa chọn hàng đầu khi truyền tải. Bạn nên tập ghi chú thông tin và tận dụng mọi cơ hội giải thích thông tin này bằng lời.
Người học bằng lờinói - Thông tin được trình bày theo sơ đồ, bản phác thảo hoặc biểu đồ,…v.v, sẽ giúp bạn hiểu vấn đề một cách nhanh chóng hơn. Nếu có thể phát triển kỹ năng của mình theo cách này, bạn có thể giảm đáng kể thời gian học tập và tiếp thu thông tin. Hãy tìm cơ hội để học thêm kỹ năng này thông qua các bài thuyết trình nghe nhìn. Khi ghi chú thông tin, nên nhóm thông tin theo ý tưởng và tạo các liên kết trực quan hình mũi tên ở 2 đầu. Nên tận dụng mọi cơ hội để tạo biểu đồ, bảng biểu và sơ đồ
Người học chủ động- Nếu chưa kịp nghĩ mà đã hành động, bạn sẽ dễ dàng đưa ra các đánh giá vội vàng và thiếu thông tin. Do đó cần tập trung đánh giá tình hình, dành thời gian để suy ngẫm một mình và tiêu hóa lượng thông tin tiếp nhận được trước khi “nhảy vào” và thảo luận với người khác.
Người học theo phản xạ- Nếu suy nghĩ quá nhiều, có thể bạn sẽ chẳng làm được gì cả. Tất nhiên để quyết định hay hành động thì vẫn cần tới thời gian, nhưng không có nghĩa là quá nhiều thời gian đâu nhé. Bạn nên tập tham gia vào các quyết định nhóm càng nhiều càng tốt và cố gắng áp dụng thông tin vào thực tế một cách thích hợp.
Người học theo thứ tự – Để nhanh chóng tìm ra gốc rễ vấn đề, bạn thường chia sự vật hiện tượng thành nhiều cấu thành nhỏ hơn. Phương pháp này trông có vẻ thuận lợi nhưng lại không hiệu quả. Do đó nên buộc mình chậm lại và tìm hiểu tại sao lại mình làm điều đó, các cấu thành nhỏ đó có liên hệ tới mục đích chính như thế nào. Hãy tự hỏi mình phải hành động ra sao để có lợi trong dài lâu. Nếu bạn không thể tìm ra ứng dụng thực tế cho những gì đang làm, hãy dừng lại và suy nghĩ một bức tranh tổng thể hơn.
Người học theo tổng thể – Nếu bạn có khả năng dễ dàng nhìn được “bức tranh tổng thể” của vấn đề, bạn có nguy cơ sẽ muốn “chạy” trước khi tập đi. Bạn biết đâu là cái cần thiết nhưng không dành nhiều thời gian tìm hiểu cách tốt nhất để thực hiện điều đó. Do đó hãy dành thời gian để tìm hiểu và buộc bản thân hoàn thành mọi giai đoạn giải quyết vấn đề trước khi đi đến kết luận hoặc ra quyết định. Nếu bạn không thể giải thích những gì bạn đã làm và tại sao, bạn có thể đã bỏ qua chi tiết quan trọng.

(II) Tạo kinh nghiệm học tập hoàn chỉnh cho người khác

Đào tạo hoặc giao tiếp với người khác đồng nghĩa với việc phải truyền tải thông tin và ý tưởng đến người nghe một cách có hiệu quả. Tuy vậy, người nghe có rất nhiều sở thích học tập khác nhau nên thách thức của bạn là phải đa dạng hóa phương thức giao tiếp để giúp họ học tập thật nhanh.
Cách dạy dỗ và phong cách giao tiếp của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi sở thích học tập của bạn. Ví dụ, nếu bạn thích cách học theo hình ảnh hơn là theo ngôn từ, bạn thường thích chia sẻ những kinh nghiệm học tập bằng hình ảnh cho người khác.
Hãy nhận biết sở thích của bạn và phạm vi sở thích của những người quan tâm đến kinh nghiệm học tập của bạn. Cung cấp một kinh nghiệm học tập một cách cân đối bằng cách:
Cảm giác – trực giác: Cung cấp con số thực tế và cả những khái niệm chung.
Hình ảnh – lời nói: Kết hợp cả hình ảnh và lời nói.
Trực tiếp – Gián tiếp: Cho phép vừa tiếp thu kinh nghiệm vừa dành thời gian đánh giá và phân tích.
Tuần tự – tổng thể: Cung cấp các chi tiết một cách có hệ thống và toàn diện.

Điểm cốt lõi:

Mỗi người sẽ có phương pháp học tập và sở thích khác nhau trong những trường hợp khác nhau.
Hiểu và phát triển các kỹ năng này sẽ giúp bạn tiếp cận việc học theo nhiều cách khác nhau để phát huy tối đa năng lực học tập của bản thân. Đồng thời nhờ khả năng tìm hiểu và thu thập thông tin tốt hơn, bạn sẽ đưa ra những quyết định chính xác hơn và làm việc tốt hơn.
Khi hiểu rằng mỗi người có một phong cách học tập khác nhau, bạn có thể truyền tải thông điệp hiệu quả theo cách nhiều người có thể hiểu được. Điều này về cơ bản là quan trọng, đặc biệt nếu bạn chuyên đào tạo cho những cá nhân thường phải giao tiếp nhiều trong công việc.
Hãy dành thời gian để xác định cách học ưa thích của bạn và ép bản thân vượt qua khu vực học tập an toàn để dấn thân vào nhiều phương pháp học khác. Khi đã bắt đầu học theo cách mới, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi nhận ra mình sẽ nắm bắt nhiều hơn và dễ dàng cảm nhận được thông tin hơn.
Xem bài viết tại 4MAT để tìm hiểu về các cách tiếp cận phương pháp học tập khác. Và bấm vào nút “Bài viết tiếp theo” dưới đây để truy cập vào phầnKnăng giao tiếp cung cấp nhiều lời khuyên để trở thành một người giao tiếp hiệu quả.


Thang năng lực ý thức

Biến việc học trở thành một trải nghiệm thú vị

Hay còn gọi là “Ma trận năng lực ý thức” và “Ma trận học tập”.

Thang năng lực ý thức

001 Thang năng lực ý thức
Cấp độ 1 – Bất lực vô thức (Bạn không biết rằng mình không biết)Level 2 – Bất lực ý thức (Bạn biết rằng bạn không biết)
Mức 3 – Năng lực ý thức (Bạn biết rằng bạn biết)
Mức độ 4 – Năng lực vô thức (Bạn không biết rằng bạn biết – Nghe dễ dàng ghê!)
Một số người thích gọi đây là một ma trận (đầy đủ là “Ma trận năng lực ý thức” hay “Ma trận học tập”) với 2 yếu tố Bất lực/Năng lực trên trục hoành và Vô thức /Ý thức trên trục tung

Sử dụng công cụ như thế nào

Thang năng lực ý thức này vừa giúp bạnan tâm sử dụng khi cần vừa có thể đem ra hướng dẫn người khác vượt qua quá trình học tập khó khăn.
Trong giai đoạn bất lực ý thức, có thể trước mắt mọi thứ sẽ khó khăn và dễ làm bạn nản lòng nhưng chắc chắn sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Và khi đạt đến mức độ “năng lực vô thức”, mô hình này nhắc nhở chúng ta phải trân quý các kỹ năng đã dày công khổ luyện.
Nếu sử dụng thang năng lực này để huấn luyện cho người khác, bạn nên lưu ý người học về các bước cần phải trải qua khi học kỹ năng mới.
• Bất lực vô thức:Tại giai đoạn đầu tiên này, người học sẽ không nhận thức rằng họ thiếu năng lực và vai trò của bạn là chỉ ra những gì người đó phải bổ sung thêm.
• Bất lực ý thức:Trong giai đoạn này, bạn cần tích cực động viên và bỏ qua những sai phạm nhỏ nhặt để từ từ dạy bảo và giúp họ cải thiện kỹ năng.
• Năng lực ý thức:Ở giai đoạn này, bạn cần giúp mọi người tập trung thực hiện công việc một cách hiệu quả và tạo nhiều cơ hội để họ thực hành.
• Năng lực vô thức:Mặc dù đây là trạng thái lý tưởng, bạn phải nhắc nhở mọi người không tự mãn và cùng nhau hợp tác trong công việc. Bạn cũng có thể nhắc nhở mọi người về những giai đoạn khó khăn đã qua mới đạt tới trạng thái này để họ đồng cảm với những cá nhân đang ở giai đoạn bất lực có ý thức.

Các phương pháp cải thiện trí nhớ

Thiết kế thuật ghi nhớ: Trí tưởng tượng, sự liên tưởng và địa điểm

Ba nguyên tắc cơ bản được đề cập trong thuật ghi nhớ là trí tưởng tượng, sự liên tưởng và địa điểm. Phối hợp ba nguyên tắc trên có thể phát huy mạnh mẽ sức mạnh của thuật ghi nhớ.


No comments:

Post a Comment